Trống đánh xuôi kèn thổi ngược ở Ban Kỷ luật và Ban Giải quyết VFF?
Anh Lê Trường Vũ, huấn luyện viên dạy trượt patin tại Q.Gò Vấp (TP.HCM), kể: "Tôi mua xe cũ ủy quyền đã khá lâu rồi, đến nay kiểm tra cập nhật trên ứng dụng thì mới phát hiện ra bị phạt nguội. Tôi liên hệ lại chủ cũ thì họ không hợp tác giải quyết, giờ sắp đến thời hạn đăng kiểm không biết làm sao?". Cùng cảnh ngộ, anh P.T.H, một hướng dẫn viên đang làm việc tại TP.HCM, chia sẻ câu chuyện của bản thân: "Trước đây, tôi cũng mua lại xe của một chủ khác mang biển số Đà Nẵng. Tôi sơ ý không kiểm tra lỗi phạt nguội, sau này mới phát hiện ra bị dính 5 lỗi và phải tự đi đóng".Nhiều người khi biết câu chuyện này đã tỏ ra bức xúc. Anh Nguyễn Nghiệp, quản trị viên một diễn đàn chuyên hỏi đáp về phạt nguội, cho biết: "Những xe mua bán ủy quyền có ghi rõ ngày mua bán, nên chủ xe cũ phải có trách nhiệm xử lý chứ không nên đùn đẩy cho người mua sau. Theo tôi, trong trường hợp này, người mua (chưa sang tên) cần tỏ thái độ dứt khoát, có thể tìm mua xe khác chứ không cần phải mua chiếc xe đó".Đối với những trường hợp trên, một lãnh đạo trung tâm đăng kiểm tại TP.Thủ Đức (TP.HCM) chia sẻ: "Có nhiều trường hợp tra cứu trên hệ thống của Cục Đăng kiểm thì không thấy lỗi, nhưng trên hệ thống của Cục CSGT thì lại có, cho nên nhiều trường hợp người mua lại ô tô của chủ trước thường chỉ để ý thời hạn đăng kiểm mà không kiểm tra lỗi phạt nguội. Do đó hiện nay, các chủ xe khi mua lại cần tra cứu kỹ và có thể nhờ trung tâm đăng kiểm "check" giùm để chính xác hơn". Chiều 24.2, khi chúng tôi thực hiện một cuộc khảo sát tra cứu phạt nguội nhỏ tại khu vực bãi đậu xe trên địa bàn Q.Bình Thạnh (TP.HCM), khá nhiều xe dính lỗi phạt nguội, trong đó cá biệt có trường hợp xe mang biển số 30H 481.xx bị phạt nguội đến 5 lỗi do cùng hành vi đỗ xe nơi có biển "cấm đỗ" lặp lại liên tục và bị phạt nguội từ năm 2022. Người điều khiển chiếc xe này cho biết, anh chỉ là tài xế và những lỗi này do ai gây ra không rõ vì đã qua nhiều năm. Chủ xe cũng đã biết những thông báo phạt nguội này nhưng vì hạn đăng kiểm còn đến cuối năm 2026 nên chưa thực hiện xử lý đóng phạt. Trên nhiều diễn đàn, các tài xế đều rất lo lắng vì những hành vi vô tình vi phạm có thể lọt vào ống kính camera phạt nguội của CSGT. Anh Phạm Kiên, làm nghề tài xế tự do tại Thái Nguyên, thắc mắc: "Đa phần tài xế hiện nay đều sử dụng điện thoại trong lúc lái xe vì tích hợp nhiều tính năng định vị, hay tìm đường. Còn đối với việc thắt dây an toàn thì thật ra tôi không cố ý, nhưng đôi lúc hay quên. Những lỗi này đều tăng mức phạt theo Nghị định 168, nhưng không biết có bị camera ghi hình và phạt nguội hay không?". Anh Cao Minh Cường, nhân viên lái xe của một công ty giao nhận tại TP.HCM cũng băn khoăn: "Trong quá trình vận chuyển tôi không thể không sử dụng điện thoại được, vừa khách hàng gọi, vừa quản lý gọi, như vậy liệu rằng tôi có bị camera ghi hình phạt nguội không?".Chủ đề này cũng thu hút khá nhiều ý kiến bình luận của các diễn đàn. Theo đa số góp ý, việc sử dụng điện thoại khi lái xe là hành vi nguy hiểm, dễ dẫn đến tai nạn khi tham gia giao thông. Còn đối với việc thắt dây an toàn trên ô tô sẽ bảo vệ hành khách an toàn hơn trong trường hợp xảy ra va chạm. Do đó, quy định bắt buộc thắt dây an toàn là điều mà người ngồi trên xe cần tuân thủ nhằm đảm bảo an toàn cho chính mình. Theo quy định, người ngồi trên xe ô tô phải thắt dây an toàn ở mọi vị trí mà xe được trang bị dây an toàn nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển. Bất cứ vị trí nào trên ô tô được trang bị dây an toàn mà lái xe hoặc hành khách không thắt đều bị phạt.Một lãnh đạo đội CSGT TP.HCM cho biết: Căn cứ khoản 3, điều 6 Nghị định số 168/2024/NĐ-CP, người điều khiển xe và người được chở trên xe không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. So với Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt đối với hành vi không thắt dây an toàn đã được điều chỉnh tăng. Trước đây, phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người được chở trên xe không thắt dây an toàn, còn hiện tại đều chung mức phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Theo quy định, bất cứ vị trí nào trên ô tô được trang bị dây an toàn mà lái xe hoặc hành khách không thắt đều bị phạt.Đối với lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe, Nghị định số 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ cũng đã tăng mức xử phạt vi phạm giao thông với lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe. Cụ thể, theo điểm h, khoản 5 và điểm b khoản 10 điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển ô tô sử dụng điện thoại. Đồng thời, người điều khiển xe ô tô vi phạm sẽ bị trừ 4 điểm giấy phép lái xe.Trong trường hợp người lái ô tô sử dụng điện thoại gây tai nạn giao thông, mức phạt sẽ từ 20.000.000 đồng đến 22.000.000 đồng. Người điều khiển ô tô dùng điện thoại gây tai nạn còn bị trừ 10 điểm giấy phép lái xe. Trước đây, lỗi sử dụng điện thoại khi lái ô tô bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.Theo thống kê, các lỗi bị phạt nguội nhiều nhất đối với người điều khiển ô tô, xe máy trong thời gian qua là lỗi vượt quá tốc độ quy định. Việc không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông cũng là một trong các lỗi phạt nguội phổ biến khiến nhiều tài xế ô tô bị xử phạt. Bên cạnh đó là các lỗi đi không đúng làn đường quy định; dừng đỗ xe không đúng nơi quy định... Những lỗi như không thắt dây an toàn, sử dụng điện thoại khi lái xe... chiếm tỷ lệ thấp hơn.Đồng Nai tìm giải pháp phát triển kinh tế xanh
Ngày 24.1, nguồn tin PV Thanh Niên cho biết, Công an xã Đông Thạnh (H.Hóc Môn, TP.HCM) đã triệu tập và đang lấy lời khai nam tài xế taxi có hành động dùng gậy chặn, đập phá gây hư hỏng xe tải.Trước đó một ngày, mạng xã hội lan truyền đoạn clip dài 33 giây ghi lại cảnh taxi dừng ở vỉa hè, còn xe tải di chuyển chậm sát lề đường. Lúc này, người đàn ông mặc áo sơ mi trắng, đeo dây thẻ ở cổ, tay cầm gậy sắt đập mạnh vào đèn, cửa, kính xe tải gây hư hỏng.Đoạn clip thu hút sự quan tâm của dư luận và hàng nghìn lượt chia sẻ, bình luận.Qua xác minh, vụ việc xảy ra tại địa chỉ 81 Bùi Công Trừng (ấp 26, xã Đông Thạnh, H.Hóc Môn, TP.HCM).Vụ việc làm ảnh hưởng giao thông qua khu vực và nhiều người bức xúc trước hành động của nam tài xế taxi.Liên quan vụ việc, nguồn tin cho biết, sáng nay (24.1), Công an xã Đông Thạnh đã triệu tập và đang lấy lời khai đối với nam tài xế taxi và tài xế xe tải để làm rõ việc dùng gậy đập phá ô tô.Thời gian qua, Công an TP.HCM đã khởi tố nhiều vụ việc liên quan hành vi gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, hủy hoại tài sản mà nguyên nhân xuất phát từ mâu thuẫn nhỏ trong tham gia giao thông. Qua đó, công an đã bắt tạm giam nhiều tài xế để xử lý nghiêm theo quy định.
Bí quyết 'săn' học bổng của học sinh trường... tỉnh
Theo ghi nhận của người viết, trong đêm lễ Tình nhân (14.2), các điểm bán hoa, socola, gấu bông đang giảm giá 50% các sản phẩm cho những cặp tình nhân. Đường sá ở TP.Buôn Ma Thuột trở nên nhộn nhịp, đông đúc khi người dân, giới trẻ dạo chơi, ăn uống trong đêm Valentine.Anh Nguyễn Văn Thành (43 tuổi, trú tại P.Ea Tam, TP.Buôn Ma Thuột) cho biết bản thân đã bán hoa vào các dịp lễ được 10 năm. Vào ngày Valentine, giới trẻ thường mua những món quà, như: hoa tươi, hoa giấy, gấu bông, socola… để tặng cho người yêu của mình. "Năm nay, sinh viên ở Trường ĐH Tây Nguyên khá ít nên doanh thu của tôi giảm sút gần một nửa so với năm trước. Năm nay hoa tươi hết hàng sớm, còn hoa giấy, socola, tôi đều giảm giá 50% cho các bạn trẻ, người dân trước khi hết ngày lễ", anh Thành chia sẻ. Nhiều người bán hàng cho biết giá quà lễ Tình nhân dao động từ 200.000 – 1 triệu đồng/sản phẩm tùy loại vào ngày 13.2. Tuy nhiên, đến ngày 14.2, các sản phẩm đều phải giảm giá 50% để tránh bị lỗ vốn, tạo điều kiện cho các bạn sinh viên, người thu nhập thấp có thể mua tặng người yêu của mình. Dưới đây là một số hình ảnh trong đêm lễ Tình nhân tại TP.Buôn Ma Thuột:
1. Giữ ấm cơ thể. Luôn nhớ cần mặc ấm, đặc biệt là ở vùng cổ lưng và các khớp như cổ tay, đầu gối, bàn chân. Đội mũ, đeo găng tay, đi giày kín, để bảo vệ đầu và tay chân khỏi lạnh. Quấn khăn vùng cổ để giữ ấm cổ, tránh gió lùa vào.2. Vận động thường xuyên. Tập thể dục nhẹ nhàng, có thể là các bài tập như đi bộ, yoga, thái cực quyền… giúp tăng cường tuần hoàn máu, duy trì sự linh hoạt và giảm đau nhức khớp. Đồng thời, không ngồi hoặc nằm quá lâu. Nên thay đổi tư thế thường xuyên để tránh cứng khớp.3. Chế độ dinh dưỡng hợp lý. Để giúp giảm đau xương khớp, cần quan tâm tới chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng, bổ sung canxi (uống sữa, ăn các loại hải sản, rau xanh đậm lá) để tăng cường canxi cho xương. Các dưỡng chất giúp xương khớp khỏe mạnh cũng có trong cá, hạt chia, quả óc chó. Hạn chế ăn cay vì các loại thực phẩm này có thể làm tăng viêm khớp. Ngoài ra, uống đủ nước giúp duy trì độ ẩm cho khớp.Duy trì cân nặng hợp lý cũng rất quan trọng để giảm đau xương khớp. Nếu cân nặng quá mức sẽ tạo áp lực lên các khớp, đặc biệt là các khớp gối, khiến tình trạng đau xương khớp nặng thêm. Duy trì một chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý để kiểm soát cân nặng, giúp bảo vệ cơ thể tốt hơn trong mùa lạnh.4. Sử dụng nhiệt trị liệu. Tắm nước ấm hoặc dùng các túi chườm ấm để giúp giảm đau và thư giãn các khớp. Nhiệt độ ấm giúp làm giãn cơ và tăng lưu thông máu, giảm đau nhức cho xương khớp.5. Khám bệnh định kỳ. Người bệnh đau xương khớp cần theo dõi sức khỏe, khám bệnh định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề về xương khớp và có biện pháp điều trị kịp thời. Lưu ý, tránh tiếp xúc với môi trường quá lạnh bằng cách hạn chế ra ngoài khi trời quá lạnh, đặc biệt là vào buổi sáng sớm và tối muộn, khi cơ thể còn chưa kịp làm quen với nhiệt độ. Nên đợi cơ thể ấm lên trước khi ra ngoài. Ngủ đủ giấc cũng rất quan trọng bởi giấc ngủ giúp cơ thể phục hồi và tái tạo sức khỏe.